Trường Mẫu Giáo Vĩnh Thuận

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Ngày đăng: Lượt xem:

      PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN

TRƯỜNG MẪU GIÁO VĨNH THUẬN  

 

                 Số: 07/KH-MGVT

 

     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

           Vĩnh Thuận, ngày 09 tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Tầm nhìn từ năm 2019 đến năm 2020

 

 

  1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
  2. Vị trí địa lý:

Trường Mẫu giáo Vĩnh Thuận tọa lạc tại địa chỉ Ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, diện tích đất 2.011m2.

Trường nằm gần khu trung tâm xã Vĩnh Thuận, địa bàn xã gồm 09 ấp: Ấp Vĩnh Trinh, ấp Kênh 3, ấp Đòn Dong, ấp Kênh 14, ấp Kênh 13, ấp Bờ Xáng, ấp Ranh Hạt, ấp Kênh 11 và ấp Kênh 9. Tổng số có 3.280 hộ dân cư có hộ gia đình, nhân khẩu; gồm có 3 dân tộc chính: Kinh, Hoa, Khmer; trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 88,32%; dân tộc Hoa chiếm 5,20%; dân tộc Khmer chiếm 0,28%.

  1. Tình hình kinh tế, xã hội địa phương:

Phần lớn các hộ dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và nuôi trồng thủy hải sản. Những năm gần đây nền kinh tế địa phương có xu hướng phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, dân cư sinh sống tập trung, nhận thức của cộng đồng về ngành học Mầm non tương đối tốt nên thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường và duy trì sĩ số học sinh. Giáo dục mầm non đã có bước phát triển đáng kể về quy mô, loại hình trường, lớp học vượt định mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho gia đình. Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ chuyên môn. Tỷ lệ trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong hệ thống trường lớp mẫu giáo ngày càng tăng. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục ngày càng tốt hơn; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục.

Tuy nhiên, mức độ phát triển nói trên của giáo dục mầm non vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi dạy trẻ và những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển đất nước, thành tựu đạt được chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống. Những yếu kém, bất cập về quy mô, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ chế quản lý, chính sách xã hội, phương thức, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện cơ sở vật chất và một số vấn đề khác cần được quan tâm, chăm lo phát triển.

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của bộ GD – ĐT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008;

- Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/2/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của  Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non;

- Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT, ngày 14/5/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

  1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 
  2. Môi trường bên trong:

  1.1. Điểm mạnh:

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 14 người.

          Chia ra:

+ Cán bộ quản lý: 02 người.

+ Giáo viên trực tiếp: 11 người

                    + Nhân viên văn phòng: 01

          Trong đó: 

- Đại học: 11

                                       – Trung học: 03

Công tác tổ chức tổ chức của BGH: Ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, sáng tạo tâm huyết với ngành với trường lớp, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm quản lý; có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh nhà trường.

Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 14/14 giáo viên đạt chuẩn ngành học, đạt tỷ lệ 100%; trong đó có 08/11 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (tỷ lệ 72,73%). Đa số giáo viên có tinh thần phấn đấu cao, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

* Về chất lượng học sinh:                              

Nội dung Năm học

 2018-2019

Năm học

2019-2020

- Huy động trẻ 265 207
- Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi 31,1% 44,7%
- Huy động trẻ 5 tuổi 99% 99, 3%
- Tỷ lệ Bé ngoan, BNXS 100% 100%
- Trẻ phát triển bình thường 100% 100%
- Tỷ lệ bé chuyên cần 100% 100%
- Tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày 100% 100%
- Tỷ lệ trẻ bỏ học 0% 0%
- Không xảy ra ngộ độc, tai nạn 100% 100%

 

 

 

* Về chất lượng phổ cập:

Công tác thực hiện phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi được nhà trường đặc biệt coi trọng. Trong năm học đã tổ chức phúc tra, cập nhật số trẻ trong độ tuổi nhằm quản lý tốt các đối tượng phổ cập, huy động tối đa số trẻ 5 tuổi ra lớp. Làm tốt công tác tham mưu với PGD, các cấp chính quyền địa phương thực hiện đề án 239 của chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 09/01/2012 “Kế hoạch thực hiện đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010-2015 của UBND huyện Vĩnh Thuận. Tập trung chỉ đạo thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, huy động tối đa số trẻ 5 tuổi vào học Mẫu giáo nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Kết quả đạt được về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2018.

- Tổng số trẻ 0 – 5 tuổi do địa phương quản lý: 737 em

- Trong đó trẻ 5 tuổi (sinh năm 2014) do địa phương quản lý: 152 em

- Tổng số trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo là: 149 em, đạt tỷ lệ: 98,02 %

-  Số lớp mẫu giáo 5 tuổi (sinh năm 2014): 06 lớp/ 111 trẻ ( còn lại 38 trẻ học địa bàn khác)

- Số trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày: 149/149 em, đạt tỷ lệ 100%.

* Về cơ sở vật chất:

- Tổng số điểm trường: 05 điểm. Trong đó có 1 điểm tập trung và 4 điểm lẽ (5000 Kênh 14, Đập Đá, 2000 Kênh 11, 3000 Kênh 9).

- Tổng số phòng: 14 phòng. Trong đó:

+ Khối phòng hành chính – quản trị: 5 phòng (Văn phòng, Phòng Hiệu trưởng, Phòng Phó Hiệu trưởng, Phòng nhân viên, Phòng hành chính quản trị).

+ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: 09 phòng, trong đó: Điểm tập trung 05 phòng, điểm lẽ 04 phòng.

+ Có 09/09 phòng học đạt yêu cầu theo quy định.

Trong đó: Số phòng học kiên cố: 05/09 phòng, đạt 55,56%;

                 Số phòng học bán kiên cố: 04/09 phòng, đạt 44,44%.

- Có 06/09 lớp có đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu, đạt 66,67%.

- Có 01 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ.

          – Có 01 bếp ăn cho học sinh bán trú đúng quy cách.

          – Có 01 nhà xe dành cho CB, GV, NV đúng quy định.

* Thành tích chính: Trường thực hiện tốt các phong trào thi đua dạy và học song song với các phong trào khác do ngành phát động, chất lượng ngày một phát triển đi lên, đã phần nào khẳng định được vị trí của nhà trường. 

  1.2. Điểm hạn chế:

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tích cực trong công tác, chưa có sự chủ động sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy còn chậm.

- Chất lượng học sinh: Một số trẻ do điều kiện đi lại khó khăn nên việc huy động trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp chưa đạt 100%.

- Cơ sở vật chất:

- Chưa có hiên chơi, hành lang của lớp.

- Chưa đủ thiết bị dạy học theo quy định: Thiếu 03 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 5 tuổi.

- Khối phòng hành chính – quản trị: Thiếu Phòng Y tế; Phòng bảo vệ; Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.

  1. Môi trường bên ngoài   

2.1. Thời cơ:

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trang thiết bị dạy học đã được quan tâm đầu tư đáp ứng tạm đủ cho việc phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ thu hút trẻ trên địa bàn ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

 Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa phần là giáo viên nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

Được phụ huynh tín nhiệm hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục của nhà trường ngày một tiến bộ hơn.

Cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và trải nghiệm thông qua môi trường học tập sinh hoạt và vui chơi của trẻ.

2.2. Thách thức:

Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Cơ sở vật chất chưa trang bị đầy đủ về trang thiết bị, đồ dùng dạy học,… để thu nhận hết số trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường.

Còn một số giáo viên khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tính năng động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế.

 PHẦN II. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC. 

  1. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN

Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi trên địa bàn, đảm bảo từ 98% trẻ trở lên ra lớp có chất lượng chăm sóc, giáo dục.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

           Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ theo Bộ Chuẩn trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Duy trì và nâng cao chất lượng áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng vào việc đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn:  

Trường Mẫu giáo Vĩnh Thuận phấn đấu tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, chất lượng, trẻ được chăm sóc, giáo dục và tham gia học tập vui chơi đạt yêu cầu cao phù hợp với sự phát triển của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Phát huy tốt tính tích cực sáng tạo và năng lực tư duy của trẻ, hướng tới phấn đấu trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, chuẩn Quốc gia mức độ 1.

  1. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển toàn diện.

 

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

                    – Tình đoàn kết                                  – Lòng nhân ái

- Tinh thần trách nhiệm                     – Sự hợp tác

- Lòng tự trọng                                  – Tính sáng tạo

- Tính trung thực                               – Khát vọng vươn lên

  1.  MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

1.Mục tiêu chung:

          Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Duy trì đạt Chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vào các năm. Phấn đấu đến đến cuối năm 2018 trường được công nhận trường Mầm non đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non. Phấn đấu cuối năm học 2018-2019 trường đạt trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

  1. Chỉ  tiêu cụ thể:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

            – Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.

          – Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 20%.

- Có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn ngành học trong đó có trên 80% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trên chuẩn.

          2.2. Học sinh- Quy mô:

            – Lớp học: 09 lớp.

          – Học sinh: 201 trẻ.

- Chất lượng học tập, kỹ năng sống:          

+ Tỷ lệ Bé ngoan + Bé ngoan xuất sắc đạt 100%.

+ Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 98% trở lên.

+ Tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày đạt 100%.

+ Trẻ phát triển bình thường: 97% trở lên.

+ Không xảy ra ngộ độc, tai nạn, tỷ lệ 100%.

+ Trẻ tham gia và đạt giải trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.

+ Tỷ lệ trẻ bỏ học: 0%

          Trẻ được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng sử đúng mực phù hợp với lứa tuổi. 100% trẻ đạt nề nếp lễ giáo và thực hiện tốt các thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và giao tiếp ứng xử tốt với mọi người.

2.3. Cơ sở vật chất:

 - Phòng làm việc, phòng y tế, phòng âm nhạc, phòng học được xây dựng và trang bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn theo quy định.

- Xây dựng khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp và an toàn”.

- Duy trì, giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

  1. Phương châm hành động:

“Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì các cháu thân yêu”.

  1. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.
  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

 Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục nề nếp thói quen, hành vi văn minh cho trẻ . Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản.

         Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Góp phần thực hiện đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”.

          Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Chuyển cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” thành phong trào hành động thiết thực, cụ thể, thường xuyên trong GDMN.

          Người phụ trách: Hiệu trưởng.

  1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Thực hiện đề án “Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020”.

Tham mưu trang thiết bị dạy học đảm bảo cho ứng dụng thực tiễn và trang bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp và an toàn”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học, thân thiện học sinh tích cực”, Xây dựng trường học “An toàn, phòng chống tai nạn thương tích”.     

            Người phụ trách: Hiệu trưởng, kế toán.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Thực hiện đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành GD&ĐT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng, trang Web, thư viện điện tử… của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng tốt máy tính phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

          Người phụ trách: Ban giám hiệu, giáo viên phụ trách trang tin điện tử của trường.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

            Duy trì danh hiệu đơn vị đạt chuẩn văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

          – Nguồn lực tài chính:

                   + Ngân sách Nhà nước.

                   + Ngoài ngân sách: Từ công tác xã hội hoá, Hội cha mẹ học sinh.

          – Nguồn lực vật chất:

                   + Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình khác.

                   + Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy –  học.

           Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS.

  1. Xây dựng thương hiệu:

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường…

- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng và giữ gìn thương hiệu của nhà trường…

  1. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức:

          Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2.1. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học, từng giai đoạn.

2.2. Đối với  Phó Hiệu trưởng:

          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch

2.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

          Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

2.4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

 Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

2.5. Đối với các Đoàn thể:

- Các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các hoạt động theo tháng, theo tuần để chỉ đạo các hoạt động có hiệu quả

- Kiểm tra theo dõi đánh giá xếp loại thi đua động viên đẩy mạnh phong trào…

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018:

 + Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp,  bổ sung.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung theo từng năm học.

+ Tham mưu và thực hiện đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019: Tiếp tục tham mưu và duy trì trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020: Phấn đấu đạt danh hiệu Trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1.Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường. Tham mưu và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

  1. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:

Thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn từ nay đến năm 2019 tầm nhìn đến năm 2020, trường Mẫu giáo Vĩnh Thuận có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong nhà trường xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

Nhà trường kính đề nghị chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục tốt nhất. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng.

Trên đây là kế hoạch chiến lược giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 của trường Mẫu giáo Vĩnh Thuận. Đề nghị các bộ phận, cán bộ, viên chức trong nhà trường thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

- Lãnh đạo PGDĐT (b/c);

– UBND xã VT (b/c);

– Các đ/c BGH (chi đạo);

– Lưu: VT.

                  HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

                                         DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Nguyễn Hiếu Phụ – Phụ huynh bé: Nguyễn Thế Hưng – Lớp mầm

Trường mẫu giáo Vĩnh Thuận không chỉ là một nơi giáo dục, mà còn là một mái nhà thứ hai cho con tôi. Tôi rất ấn tượng với cách mà nhà trường tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, không chỉ trong mặt học thuật mà còn trong việc rèn luyện kỹ năng xã hội và sự tự tin. Đội ngũ giáo viên tận tâm và am hiểu sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ cả trẻ và phụ huynh. Tôi cảm thấy an tâm và hạnh phúc khi gửi con đến trường mỗi ngày, biết rằng họ đang được chăm sóc và hướng dẫn một cách tốt nhất.